![[Mụn trứng cá] 3 Nguyên nhân gây mụn viêm](https://thongtinnhathuoc.com/wp-content/uploads/2021/10/Nguyen-nhan-gay-mun-viem.png)
[Mụn trứng cá] 3 Nguyên nhân gây mụn viêm
Mụn viêm, sưng đỏ không chỉ gây đau và khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, đặc biệt khi không điều trị hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây mụn viêm.
Thế nào là mụn viêm?
Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã . Mụn trứng cá viêm là trứng cá dạng sẩn đỏ, mụn mủ hay dạng nang, tổn thương thường đỏ và đau.
Các cồi nhỏ liên tục giãn nở do sự tập trung dày đặc chất sừng, chất bã, vi khuẩn vào trong lớp bì gây nên đáp ứng viêm.
Sự hình thành mụn viêm
Sự tăng tiết chất bã cùng với sự ứ đọng chất bã do bít tắc ở cổ nang lông dẫn tới hình thành nhân nhỏ, bắt đầu quá trình hình thành mụn trứng cá. Từ nhân nhỏ có thể tiến triển thành hai loại nhân thực sự:
Nhân mở (nhân đầu đen): Là những kén bã vít chặt vào nang lông bị giãn rộng, hơi gồ cao khỏi mặt da. Thành phần của nó là chất sừng kết hợp với chất Lipit, xung quanh là lá sừng. Nhân có miệng giãn rộng, các chất có thể thoát ra được. Bề mặt có đầu đen do hiện tượng oxy hóa chất keratin. Loại tổn thương này thường dễ giải quyết, không gây ra những tổn thương trầm trọng hơn.
Nhân kín (nhân đầu trắng): Tổn thương thường nhỏ hơn, màu trắng hoặc hồng nhạt, hơi gờ cao và không có lỗ mở trên mặt da. Tổn thương này có thể tự biến mất hoặc chuyển thành nhân đầu đen, nhưng loại trứng cá này thường gây ra viêm tấy ở nhiều mức độ khác nhau dưới tác động của vi khuẩn – nguyên nhân gây mụn viêm
Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm sàng biểu hiện nhiều hình thái tổn thương khác nhau. Đặc điểm chung của các loại tổn thương này là viêm nhiễm ở trung bì với các biểu hiện là sẩn viêm, mụn mủ, cục, nang ….

+ Khi phản ứng sát trên bề mặt da sẽ tạo nên tổn thương sẩn.
+ Khi các sẩn có trùm mụn mủ ở trên gọi là sẩn mủ.
+ Khi vị trí ổ nhiễm trùng nằm sâu hơn sẽ hình thành các tổn thương cục và nang. Các nang chính là các tổn thương cục hoá mủ.
+ Cục, nang đứng thành cụm 2 – 3 cái, thương tổn viêm nhiễm nhiều hơn tạo thành ổ áp xe có xoang thông với nhau. Các xoang và ổ áp xe thường chứa dịch mủ lẫn máu, hình thành mụn lươn.
+ Tổn thương thuyên giảm có thể để lại dát đỏ, dát thâm. Sau vài tháng, nếu tổn thương viêm nhiễm nhiều sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, có thể là sẹo teo bằng chấm đến vết lõm sâu, có thể là sẹo lồi, sẹo dúm do bệnh nhân thường bóp nặn làm tổ chức bị tổn thương và hoại tử.
Để làm rõ nguyên nhân gây mụn viêm, hãy tìm hiểu các diễn viên chính: nang lông và tuyến bã
Cấu tạo tuyến bã
Tuyến bã gắn vào nang lông ở những nơi có nang lông tơ (trừ lòng bàn tay, bàn chân). Hoạt động của tuyến bã chịu tác động lớn của hormon (nhất là hormon sinh dục nam), ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như di truyền, kích thích.
Chất bã được sản xuất chủ yếu từ tuyến bã và một phần từ thượng bì. Chất bã là một hợp chất vô khuẩn, được tiết ra lên trên bề mặt da, làm dẻo hoá lớp sừng có tác dụng giữ độ ẩm và bảo vệ da chống lại vi khuẩn, virus và nấm.
Nguyên nhân gây mụn viêm
Nguyên nhân của bệnh trứng cá cũng khá phức tạp, có liên quan tới nhiều yếu tố như nội tiết, tiêu hoá đặc biệt là tuyến sinh dục…
Sự tăng tiết bã nhờn và sừng hóa cổ nang lông tuyến bã dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Vi khuẩn, vi nấm là nguyên nhân gây mụn viêm, một tiến triển nặng của mụn trứng cá.

Sự tăng tiết bã nhờn – một trong những nguyên nhân gây mụn viêm
Sự hoạt động của tuyến bã có sự biến đổi liên quan với các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam và trong đó Testosteron là hormon có hiệu lực chủ yếu ở da đối với tế bào tuyến bã.
Testosteron có tác dụng kích thích sự phát triển và bài tiết chất bã, đồng thời làm giãn rộng và làm tăng thể tích tuyến bã, nhất là các tuyến bã ở mặt. Vì vậy, người ta coi trứng cá là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi thành niên khi cơ thể nam có sự tăng tiết Testosteron.
Sừng hóa cổ nang lông tuyến bã
Sự sản xuất quá mức các chất bã kết hợp với dầy sừng ở phễu nang lông gây nên hiện tượng ứ đọng chất bã.
Nguyên nhân của sự dầy sừng này là do tác dụng kích thích của chất bã lên thành nang lông và sự thay đổi trong bản mẫu của quá trình sừng hoá trong lòng nang lông.
Ngoài ra, một số yếu tố ngoại cảnh như nóng ẩm, khói bụi … hay các chất như sinh diêm, mỹ phẩm có nhiều chất béo tạo ra sự ứ đọng chất bã, làm bít tắc lỗ chân lông.
Vi khuẩn trong nang lông – Nguyên nhân gây mụn viêm chính
Nguyên nhân gây mụn viêm cần nhắc tới vai trò của các tạp khuẩn trên da, trong đó tụ cầu, liên cầu và nhất là Corinebacterium. Các vi khuẩn này thường ở trong nang lông, có khả năng thuỷ phân chất bã thành acid béo, gây kích thích và gây viêm tổ chức nang lông.
Trong nang lông có trực khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) còn gọi là Corynebacterium acnes có tính chất đa dạng và kỵ khí. Ngoài các vi khuẩn trên người ta còn thấy một số nấm men Pityrosporum ovale ở một số nang tuyến bã.
Trực khuẩn P. acnes có khả năng phân huỷ lipid, giải phóng acid béo tự do gây viêm mạnh.
Chất bã bị ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển ở phần dưới cổ nang lông tuyến bã: P.acnes, P. Grannulosum, S. Blans, và nấm P. ovale.
Những vi khuẩn này tiết ra men: hyaluronidase, protease, lipase lecitinase có khả năng gây viêm và các yếu tố hoá ứng động bạch cầu.
Các yếu tố hoá ứng động bạch cầu sẽ giải phóng hydrolase thấm vào thành và làm yếu thành nang lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng cá vào lớp trung bì, phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang.
Như vậy, nguyên nhân gây mụn viêm chính là các vi sinh vật trên da. Đó là lý do vì sao trong quá trình điều trị mụn trứng cá nặng, cần sử dụng thêm kháng sinh tại chỗ và kháng sinh đường uống để diệt khuẩn.
Điều trị mụn trứng cá viêm như thế nào?
Nguyên tắc điều trị: giải quyết nguyên nhân gây mụn viêm, ngăn những đợt mới tái phát.
Để điều trị hiệu quả cần tìm hiểu nguyên nhân gây mụn viêm ở từng bệnh nhân. Mỗi người sẽ có một đặc thù về da và nguyên nhân riêng biệt
Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá thông dụng
Thuốc bôi tại chỗ: Dẫn xuất vitamin A acid, Acid azelaic, Benzoyl Peroxid, kháng sinh tại chỗ (Giúp diệt khuẩn – nguyên nhân gây mụn viêm)
Thuốc uống: Kháng sinh uống (Giúp giải quyết nguyên nhân gây mụn viêm), dẫn xuất vitamin A (Isotretinoin), thuốc tránh thai kết hợp, kháng Androgen
Can thiệp: Rạch dẫn lưu, tiêm corticoide
Liệu pháp ánh sáng: ánh sáng xanh, ánh sáng đỏ, Laser
Vấn đề khi điều trị mụn viêm
Kháng sinh giúp diệt khuẩn – nguyên nhân gây mụn viêm. Tuy nhiên hiện nay, P.acnes kháng thuốc nên thường dẫn đến thất bại điều trị. Nguy cơ đa kháng thuốc hiện nay ngày càng trầm trọng, do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Staphylococcus epidermidis đề kháng thuốc ở da chuyển sang Staphylococcus aureus.
Tìm hiểu thêm về đề kháng kháng sinh của P. Acnes tại đây.
Giải pháp đề xuất để tăng hiệu quả điều trị mụn viêm
Thêm Benzoyl Peroxide vào phác đồ điều trị. Việc thêm benzoyl Peroxide sẽ giúp ngăn chặn sự xuất hiện các chủng đề kháng kháng sinh ở P. acnes và S. epidermidis, và giảm nguy cơ phát triển đa kháng thuốc ở S. aureus.
Đồng thời, Sự kết hợp với kháng sinh giúp giảm tính kích ứng của benzoyl peroxide